PHONG THỦY LUẬN.
PHẦN 6:
BỔ XUNG VỀ ÂM PHẦN.
Lời bạt : Những kiến thức về âm phần , dienbatn đã viết trong loạt bài " NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CẢI TÁNG MỘ PHẦN " từ bài 1( http://dienbatnblog.blogspot.com/2011/11/nhung-ieu-can-biet-khi-cai-tang-mo-phan.html ) đến bài 11 ( http://dienbatnblog.blogspot.com/2013/05/nhung-ieu-can-biet-khi-cai-tang-mo-phan_21.html ) và loạt bài " ỨNG DỤNG BÁT QUÁI ĐỒ TRONG VIỆC ĐẶT MỘ PHẦN " từ bài 1 ( http://dienbatnblog.blogspot.com/2010/03/ung-dung-bat-quai-tran-o-trong-viec-at.html ) đến bài 4 ( http://dienbatnblog.blogspot.com/2010/03/ung-dung-bat-quai-tran-o-trong-viec-at_2259.html ). Phần này xin bổ xung thêm một số kiến thức chung mà dienbatn sưu tầm được. Thân ái.
CÁC ĐỀ MỤC CHUNG TRONG PHẦN NÀY.
I. TỔNG QUAN VỀ PHONG THỦY ÂM PHẦN.
II/ LONG PHÁP.
III. HUYỆT PHÁP.
IV. SA PHÁP.
V. THỦY PHÁP.
VI. TÁNG PHÁP.
Mối quan hệ giữa Âm- Dương - Mệnh.
ÂM------------------ ----DƯƠNG ------------------------------MỆNH.
Nhất Mộ----------------------- Nhị Phòng ---------------------------Tam Tứ trụ.
" Quý Vận tìm Quý Nhân "
Dương trạch chịu ảnh hưởng của Mệnh tốt, xấu. Âm trạch không chịu ảnh hưởng của Mệnh tốt, xấu. Âm Phần là phúc đức của cả dòng họ. Phúc đức của dòng họ thì cần được Mộ tốt . Làm mộ tốt thì sau này con cháu được phúc lộc tốt - Tức là có số tốt.
I. TỔNG QUAN VỀ PHONG THỦY ÂM PHẦN.
Phong thủy Âm phần có 4 yếu tố cơ bản.
1/ Long.
2/ Huyệt.
3/ Sa.
4/ Thủy.
Hình trên là dạng tiêu biểu cho sự vận hành của Long khí. Từ Tổ Long, Long khí bắt đầu vận hành theo con đường riêng của mình. Khi chúng ta quan sát ( Các bạn có thể lấy trường hợp này trên con đường từ Lạng Sơn về Hà Nội rất rõ. ). Khi ta thấy các đỉnh của dãy núi đầu nhọn hoắt, tức là đoạn đó đang trên đường vận chuyển của Long khí ta gọi là hành Long. Quá trình vận hành cứ như vậy cho đến khi ta thấy những quả núi bắt đầu tròn đầu, tức là lúc đó Long khí sắp dừng lại. Tiếp tục đi tiếp ta thấy những quả đồi tròn như bát úp, tạo nên một vùng trung du. Một đoạn tiếp theo nữa, chúng ta thấy hết những quả đồi tròn và đi tiếp qua một hay hai con sông, phía bên kia sông ta thấy một loạt gò đống nổi lên, đó chính là khu vực mà Long khí dừng lại kết huyệt. Lúc này ta chú trọng quan sát sẽ nhận biết được đâu là Huyệt chính, đâu là huyệt bàng và tính chất của huyệt đó như thế nào.Như vậy ta thấy : Long đi đến tận cùng thì kết huyệt. Ta cũng nhận thấy song song với đường hành long luôn luôn có thủy. Nơi dòng nước đến gọi là Thiên Môn, nơi dòng nước đi gọi là Địa Hộ. Tại khu vực mà Long kết huyệt ta gọi là Huyệt trường, trước mặt Huyệt có những gò nhỏ nổi lên ta gọi là Án. Sau Huyệt có gò đất nhỏ nổi lên ta gọi là Ngọc Chẩm . Phía bên trái của Huyệt là Thanh long, bên phải là Bạch Hổ . Phía trước huyệt có đất trũng chứa nước là Nội Minh đường, Khu vực đất trũng có nước phía ngoài hai tay Long, Hổ gọi là Ngoại Minh đường. Các dãy núi nhỏ phía xa gọi là Sa. Tại khu vực chính Long điểm được Huyệt là nơi Khí tích tụ mạnh nhất gọi là chính Huyệt.
1/ LONG .
Long là các dãy núi chạy nhấp nhô, biểu hiện Sinh khí từ trong lòng đất phát lên . Long đi thì Khí đi, Long dừng thì Khí dừng. Khi Long dừng thì Sinh khí tụ lại . Nơi tụ Khí đó chính là Huyệt. Tại khu vực này, nếu Sinh khí viễn trường , mạnh mẽ có thể đặt các thành phố , Thị trấn , nếu nhỏ hơn có thể đặt mồ mả, nhà cửa , từ đường lên đó. Sinh khí vận hành trong lòng đất , người phàm không thể nhìn thấy được, tuy nhiên bằng những biểu hiện ra bên ngoài khác nhau, kết hợp luyện tập, các Phong thủy sư vẫn có thể nhận biết được đường vận hành của nó. Muốn biết Khí có vượng lên hay không, ta quan sát khu vực đó có nhiều gò đống nổi lên hay không ? Bởi những gò đống đó chính là do Khí dư của Long mạch khi kết tụ nổi lên. Có những khu vực Long khí mạnh làm nổi lên 99 cái gò như vùng Thuận thành - Bắc Ninh.
Long cao Khí vượng, Long thấp khó sung. Long đi trên mặt đất đều đều, không nhấp nhô, uốn lượn là Tử Long ( Long chết ), hoặc đất nhô cao thành dải đều đều cũng là Tử Long.. Chỗ nào có gò đống nổi lên, xung quanh có nước thì Khí vượng.
2/ HUYỆT.
Là nơi mạch khí của đất tụ lại, nơi tận cùng của Lai Long ( Long đến ) . Huyệt của các mạch núi cao khi kết tụ phải trầm phục ( thường ở chân núi lõm ). Huyệt của miền bình dương ( đồng bằng ) ắt phải nổi cao.
3/ SA.
Sa là Khí mạch nổi lên ở phía trước , phía sau, bên phải, bên trái của Huyệt, cùng chầu về Huyệt. Tất cả các Sa nằm phía trước Huyệt gọi là Chu Tước. Tất cả các Sa nằm phía sau Huyệt gọi là Huyền Vũ. Các Sa nằm bên trái Huyệt gọi là Thanh Long. Các Sa nằm bên phải Huyệt gọi là Bạch Hổ. Sa là để tạo ra sự kết tụ của Khí Huyệt. Không có Sa thì dù Long có dừng thì nếu kết Huyệt, Huyệt đó cũng tứ tán , không tụ được Khí, không tạo nên sự kết phát .
4/ THỦY.
THủy là phần nước nằm ở phía trước mặt Huyệt hoặc ở Minh đường.
II/ LONG PHÁP.
1/ LONG MẠCH VIỆT NAM.
Hình trên là một con rồng rất đẹp mà đầu thì ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (đỉnh Everest cao 8.888m nóc nhà của thế giới), lưng uốn theo hướng Tây Bắc Đông Nam của dãy núi cao thấp dần và đuôi xoè ra ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, sau đó đi xuống vùng Vịnh Bắc Bộ và đã kết thúc ở vùng đại dương sâu nhất thế giới (Vịnh Mindanao ở Philippines sâu 10.800m). Đây là tấm sơ đồ sơn thuỷ ở phạm vi vĩ mô tầm thế giới. Thật kỳ diệu, các triền núi đó không thẳng băng mà uốn lượn như hình con rồng, tạo ra mạch núi và mạch nước tụ lại, rồi lan tỏa ở trên đồng bằng Bắc Bộ nước ta.
Nhìn vào sơ đồ "vi địa mạch" - Trở lại với địa hình núi sông trên miền Bắc nước ta, thì có 8 dãy núi vòng cung tạo thành hình rẻ quạt là dãy Đông Triều, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Tam Đảo, dãy Sông Gâm, dãy Hoàng Liên Sơn , dãy Sông Đà và dãy Hoà Bình, trong đó Hoàng Liên Sơn nối từ Hy Mã Lạp Sơn về có đỉnh Phan xi păng cao nhất Đông Dương (3143m). Hướng đi của các dãy núi đều hình thành các con sông như sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu...
Thế nhưng các dãy núi chỉ "chầu" nên đều đã dừng lại từ xa, còn các con sông thì đã "tụ" lại ở Việt Trì và nối thông với nhau và tỏa ra ở chính vùng Thăng Long. Kỳ diệu hơn nữa là ở ngay trên đất Thăng Long đã "mọc" lên ba ngọn núi khác: đó là cụm núi Ba Vì linh thiêng đầy huyền thoại. Đỉnh núi này nhìn theo đường chim bay thì chỉ cách Hồ Tây chừng 25km. Nhờ khoảng cách không quá xa, nên khi thuyền của vua Lý Thái Tổ đi từ sông Hồng qua sông Tô Lịch vừa rẽ vào Hồ Dâm Đàm từ làng Hồ Khẩu mùa xuân năm 1010, nhà vua có thể nhìn thấy rồng cuộn sóng bay lên, vừa nhìn thấy đỉnh Ba Vì, nên cái tên Thăng Long và tứ văn "Đắc Long bàn Hổ cứ chi thế, tiện núi sông hướng bối chi nghi" mới xuất hiện trong bản Thiên đô chiếu bất hủ.
Ngày nay, từ trên bản đồ vệ tinh, ta có thể dễ dàng tìm thấy đỉnh cao 1226m, nơi toạ lạc Đền Thượng, thờ Tản Viên Sơn Thánh, từ đó có một đường kinh mạch đi theo hướng chính Đông, qua khu vực Đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị tiếp giáp với Hồ Tây, ra đến tận Cảng Vân Đồn và Vịnh biển Bái Tử Long, ở đó đã có đền Cửa Ông đầy linh thiêng mà nhân dân và hải quân ta hằng tôn thờ suốt 7 thế kỷ qua. Cảng Cửa Suốt của Đức Ông Trần Quốc Tảng xưa, đã và sẽ mãi mãi là một quân cảng quan trọng nơi Bờ Đông của Tổ quốc. Cũng trên bản đồ vệ tinh, nếu nối một đường theo hướng Đông Bắc-Tây Nam mà mọi người quen gọi là Trục Thần Lộ đi từ đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị, lên đến thành Cổ Loa- Kinh đô 2300 năm trước của vua An Dương Vương và cũng là Kinh đô hơn 1000 năm trước của vua Ngô Quyền, trên trục đó ta sẽ gặp phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077 của Đại tướng Lý Thường Kiệt và Ngã ba sông Thiên Đức, nơi Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương lập đại bản doanh chỉ huy đánh quân Nguyên Mông năm 1284 và năm 1288. Kỳ lạ thay, đường chéo này đi tiếp, rồi đi tiếp nữa, sẽ đến Đồng Đăng, cửa ải phía Bắc của Tổ quốc. Trong kinh dịch, hướng Đông Bắc là hướng Ngũ quỷ, lộc có nhiều mà hoạ cũng lắm, vậy nên chăng phải có đôi mắt tinh anh của Đức Thánh Trần chấn ngữ cửa ải này ? Những người có chút tính hiếu kỳ không thể không kinh ngạc khi phát hiện ra trục kinh mạch nằm ngang ở 21 độ vĩ bắc 3' 28'' từ đỉnh Ba Vì và trục Thần Lộ nói trên lại gặp nhau ở chính vùng nước cạnh Phủ Tây Hồ mà mọi người vẫn thành kính gọi là huyệt đạo quốc gia. Tại sao có cái tên đó? Tại vì nơi đó vẫn sủi bọt mỗi khi mực nước sông Hồng dâng cao, như thể hồ và sông là cái bình thông nhau. Địa mạch của Việt Nam có những Long mạch lớn như sau :
1. DÃY HOÀNH SƠN : Còn gọi là Trường Sơn. Phát nguồn từ Trung Quốc qua tỉnh Vân Nam , chạy dài về phía hữu ngạn sông Đà , qua miền Bắc Việt, vùng Thượng Lào, chạy đến miền Trung , tiếp tục cho đến Nam Việt Nam mới dừng. Giới hạn của Long mạch : Phía Đông là Biển, phía Tây Nam là châu thổ sông Cửu Long .
2. DÃY BA VÌ : Dãy núi Ba Vì còn được gọi là Tản Viên , cũng nối liền từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, qua vùng phong thổ Lai Châu Lào Cai, Yên Bái, Hưng Hóa, Sơn Tây. Dãy núi này một bên là sông Nhị Hà ( Sông Hồng ), nằm dưới mạch tả ngạn. Bên hữu ngạn là sông Đà . Dãy núi này chạy đến đồng bằng Bắc bộ, qua Hà Đông, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định.
3. DÃY TAM ĐẢO : Phát nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc , qua vùng Bảo Lạc, Nguyên Bình, Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định.
4. DÃY HUYỀN ĐINH : Cũng bắt nguồn từ Thập vạn đại sơn của Trung Quốc, qua vùng Đông Hưng, Móng Cái, Tiên Yên, Quảng Yên, Hải Phòng. Một nhánh chia ra qua vùng Lục nam, Đông Triều, đến Phả Lại giáp Lục Đầu Giang, băng qua miền bình dương nhập vào Hải Dương.
Ngoài ra, trong miền Nam Việt nam còn có một số địa mạch xuất phát từ bên Lào, Cam Pu Chia qua, dienbatn đã viết tại bài : NHỮNG CUỘC HÀNH HÓA KHAI THÔNG HUYỆT ĐẠO THỜI NAY " (
http://dienbatnblog.blogspot.com/2013/05/nhung-cuoc-hanh-hoa-khai-thong-huyet-ao.html )
2/ CÁC LOẠI LONG- HÌNH THẾ CỦA NÚI.
1. DẠNG NGŨ TINH .
* Kim tinh : Thường là loại đỉnh núi trên vuông tròn dưới hơi choãi ( giống như nửa mặt trăng ).
" Kim tinh hình thể tịnh nhi viên,
Cung khởi hỗn như nguyệt bán biên ".
Kim tinh được chia ra làm 3 loại :
- Ở vùng Sơn cước : Kim tinh giống hình cái chuông, đầu tròn ngay ngắn, mập mạp, nếu trông nó tươi sáng, hữu khí thì tốt đẹp.
- Ở vùng Trung du : Kim tinh giống như cái mũ, có chóp tròn hoặc giống cái chậu úp sấp.
-Ở vùng đồng bằng : Kim tinh giống như hình cái bánh ngọt, tròn trịa, đầy đặn, ở giữa cao hơn một chút.
Kim tinh hình thể đẹp đẽ , tú mĩ thì sẽ xuất hiện con cháu hiền sĩ, trung nghĩa, chủ phát về văn chương. Nếu Kim tinh hình thể cao to hùng vĩ , thì sẽ xuất hiện tướng võ oai nghiêm , tổng quản hàng triệu người. Kim tinh cũng chủ phát về phú ( tài lộc ). Nếu đỉnh của Kim tinh tròn không bị khuyết , có thể phát đến quan hàng Tứ trụ triều đình , nếu không cũng là phú gia địch Quốc.
* Mộc tinh : Mộc tinh là một loại núi có đỉnh núi cao, hơi tù , chân thu lại không rộng như Kim tinh.
" Mộc tinh thân lập vạn nhân kinh.
Đạo địa nhân khan nhất thụ hoành ".
- Ở vùng Sơn cước : Mộc tinh dáng cao, thằng, sừng sững như cây măng mới mọc. Không nghiêng vẹo thì đại cát.
- Ở vùng Trung du : Mộc tinh thường uốn lượn như cây roi, sơn đầu tròn trĩnh hơn.
-Ở vùng đồng bằng : Mộc tinh nằm như một cây gỗ, mặt bằng phẳng. Nếu có các nhánh nằm ngang hướng vào thì đại cát.
* Thủy tinh : Thủy tinh chỉ hình thể đỉnh núi uốn như con rắn, hoặc như sóng nước nhấp nhô.
Phú viết : " Trướng Thiên thủy tinh lãng giao gia,
Hoặc lạc bình dương khúc như xà ".
Thủy tinh nếu uốn lượn , sinh động ắt phát phúc lâu dài.Nếu tản mạn thì táng gia , bại sản.Thủy tinh chia ra làm ba loại:
- Ở vùng Sơn cước : Thế thường uốn lượn , triển khai dài rộng.
- Ở vùng Trung du :Bình cương có thể lưu thủy hành vân , giống như mây bay, nước chảy, dàn trải vững vàng.
-Ở vùng đồng bằng : Thế như sóng nước dập dờn từng lớp, dàn hàng ngang mà tới, hoặc như con xà uốn lượn.
* Hỏa tinh : Hình thế đỉnh núi nhọn, chân choãi rộng hình tam giác , nhìn tựa như mũi giáo.
Hỏa tinh nếu đẹp đẽ sẽ không nghiêng lệch, nhọn đều, hình thù tú mĩ thì có thể dùng được . Nếu nghiêng lệch thì tối hung.
- Ở vùng Sơn cước : Núi thường cao to, nhọn, lừng lững chọc trời - Gọi là Nha đao.
- Ở vùng Trung du : Thường Hỏa tinh thấp , nhiều mạch nhánh ngang dọc tỏa ra, hình thể như lửa phun.
-Ở vùng đồng bằng : Thế những gò đất hình đa giác , không nổi cao, có góc cạnh như hình cờ đuôi nheo. Huyệt này xấu. Thường vùng như vậy dân nghèo . nóng tính, hay sinh đầu trộm đuôi cướp, đâm chém nhau.
* Thổ tinh : Chỉ hình thể đỉnh núi hình vuông , chân chất, bốn góc vuông vắn đều đặn.
Phú viết : " Thổ tinh cao đại hậu nhi đoan
Ngưu bối bình phong tổng nhất ban ".
Thổ tinh kết huyệt thì chủ con cháu đời đời làm quan.
- Ở vùng Sơn cước : Hình thể như phú viết , dày dặn, hùng vĩ, ngay ngắn.
- Ở vùng Trung du : Gần giống như hương án, cao trung bình, không lệch lạc.
-Ở vùng đồng bằng : Các góc cạnh vuông vức, bằng phẳng, bên trên không có chỗ cao chỗ thấp quá.
I. TỔNG QUAN VỀ PHONG THỦY ÂM PHẦN.
II/ LONG PHÁP.
III. HUYỆT PHÁP.
IV. SA PHÁP.
V. THỦY PHÁP.
VI. TÁNG PHÁP.
Mối quan hệ giữa Âm- Dương - Mệnh.
ÂM------------------ ----DƯƠNG ------------------------------MỆNH.
Nhất Mộ----------------------- Nhị Phòng ---------------------------Tam Tứ trụ.
" Quý Vận tìm Quý Nhân "
Dương trạch chịu ảnh hưởng của Mệnh tốt, xấu. Âm trạch không chịu ảnh hưởng của Mệnh tốt, xấu. Âm Phần là phúc đức của cả dòng họ. Phúc đức của dòng họ thì cần được Mộ tốt . Làm mộ tốt thì sau này con cháu được phúc lộc tốt - Tức là có số tốt.
I. TỔNG QUAN VỀ PHONG THỦY ÂM PHẦN.
Phong thủy Âm phần có 4 yếu tố cơ bản.
1/ Long.
2/ Huyệt.
3/ Sa.
4/ Thủy.
Hình trên là dạng tiêu biểu cho sự vận hành của Long khí. Từ Tổ Long, Long khí bắt đầu vận hành theo con đường riêng của mình. Khi chúng ta quan sát ( Các bạn có thể lấy trường hợp này trên con đường từ Lạng Sơn về Hà Nội rất rõ. ). Khi ta thấy các đỉnh của dãy núi đầu nhọn hoắt, tức là đoạn đó đang trên đường vận chuyển của Long khí ta gọi là hành Long. Quá trình vận hành cứ như vậy cho đến khi ta thấy những quả núi bắt đầu tròn đầu, tức là lúc đó Long khí sắp dừng lại. Tiếp tục đi tiếp ta thấy những quả đồi tròn như bát úp, tạo nên một vùng trung du. Một đoạn tiếp theo nữa, chúng ta thấy hết những quả đồi tròn và đi tiếp qua một hay hai con sông, phía bên kia sông ta thấy một loạt gò đống nổi lên, đó chính là khu vực mà Long khí dừng lại kết huyệt. Lúc này ta chú trọng quan sát sẽ nhận biết được đâu là Huyệt chính, đâu là huyệt bàng và tính chất của huyệt đó như thế nào.Như vậy ta thấy : Long đi đến tận cùng thì kết huyệt. Ta cũng nhận thấy song song với đường hành long luôn luôn có thủy. Nơi dòng nước đến gọi là Thiên Môn, nơi dòng nước đi gọi là Địa Hộ. Tại khu vực mà Long kết huyệt ta gọi là Huyệt trường, trước mặt Huyệt có những gò nhỏ nổi lên ta gọi là Án. Sau Huyệt có gò đất nhỏ nổi lên ta gọi là Ngọc Chẩm . Phía bên trái của Huyệt là Thanh long, bên phải là Bạch Hổ . Phía trước huyệt có đất trũng chứa nước là Nội Minh đường, Khu vực đất trũng có nước phía ngoài hai tay Long, Hổ gọi là Ngoại Minh đường. Các dãy núi nhỏ phía xa gọi là Sa. Tại khu vực chính Long điểm được Huyệt là nơi Khí tích tụ mạnh nhất gọi là chính Huyệt.
1/ LONG .
Long là các dãy núi chạy nhấp nhô, biểu hiện Sinh khí từ trong lòng đất phát lên . Long đi thì Khí đi, Long dừng thì Khí dừng. Khi Long dừng thì Sinh khí tụ lại . Nơi tụ Khí đó chính là Huyệt. Tại khu vực này, nếu Sinh khí viễn trường , mạnh mẽ có thể đặt các thành phố , Thị trấn , nếu nhỏ hơn có thể đặt mồ mả, nhà cửa , từ đường lên đó. Sinh khí vận hành trong lòng đất , người phàm không thể nhìn thấy được, tuy nhiên bằng những biểu hiện ra bên ngoài khác nhau, kết hợp luyện tập, các Phong thủy sư vẫn có thể nhận biết được đường vận hành của nó. Muốn biết Khí có vượng lên hay không, ta quan sát khu vực đó có nhiều gò đống nổi lên hay không ? Bởi những gò đống đó chính là do Khí dư của Long mạch khi kết tụ nổi lên. Có những khu vực Long khí mạnh làm nổi lên 99 cái gò như vùng Thuận thành - Bắc Ninh.
Long cao Khí vượng, Long thấp khó sung. Long đi trên mặt đất đều đều, không nhấp nhô, uốn lượn là Tử Long ( Long chết ), hoặc đất nhô cao thành dải đều đều cũng là Tử Long.. Chỗ nào có gò đống nổi lên, xung quanh có nước thì Khí vượng.
2/ HUYỆT.
Là nơi mạch khí của đất tụ lại, nơi tận cùng của Lai Long ( Long đến ) . Huyệt của các mạch núi cao khi kết tụ phải trầm phục ( thường ở chân núi lõm ). Huyệt của miền bình dương ( đồng bằng ) ắt phải nổi cao.
3/ SA.
Sa là Khí mạch nổi lên ở phía trước , phía sau, bên phải, bên trái của Huyệt, cùng chầu về Huyệt. Tất cả các Sa nằm phía trước Huyệt gọi là Chu Tước. Tất cả các Sa nằm phía sau Huyệt gọi là Huyền Vũ. Các Sa nằm bên trái Huyệt gọi là Thanh Long. Các Sa nằm bên phải Huyệt gọi là Bạch Hổ. Sa là để tạo ra sự kết tụ của Khí Huyệt. Không có Sa thì dù Long có dừng thì nếu kết Huyệt, Huyệt đó cũng tứ tán , không tụ được Khí, không tạo nên sự kết phát .
4/ THỦY.
THủy là phần nước nằm ở phía trước mặt Huyệt hoặc ở Minh đường.
II/ LONG PHÁP.
1/ LONG MẠCH VIỆT NAM.
Hình trên là một con rồng rất đẹp mà đầu thì ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (đỉnh Everest cao 8.888m nóc nhà của thế giới), lưng uốn theo hướng Tây Bắc Đông Nam của dãy núi cao thấp dần và đuôi xoè ra ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, sau đó đi xuống vùng Vịnh Bắc Bộ và đã kết thúc ở vùng đại dương sâu nhất thế giới (Vịnh Mindanao ở Philippines sâu 10.800m). Đây là tấm sơ đồ sơn thuỷ ở phạm vi vĩ mô tầm thế giới. Thật kỳ diệu, các triền núi đó không thẳng băng mà uốn lượn như hình con rồng, tạo ra mạch núi và mạch nước tụ lại, rồi lan tỏa ở trên đồng bằng Bắc Bộ nước ta.
Nhìn vào sơ đồ "vi địa mạch" - Trở lại với địa hình núi sông trên miền Bắc nước ta, thì có 8 dãy núi vòng cung tạo thành hình rẻ quạt là dãy Đông Triều, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Tam Đảo, dãy Sông Gâm, dãy Hoàng Liên Sơn , dãy Sông Đà và dãy Hoà Bình, trong đó Hoàng Liên Sơn nối từ Hy Mã Lạp Sơn về có đỉnh Phan xi păng cao nhất Đông Dương (3143m). Hướng đi của các dãy núi đều hình thành các con sông như sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu...
Thế nhưng các dãy núi chỉ "chầu" nên đều đã dừng lại từ xa, còn các con sông thì đã "tụ" lại ở Việt Trì và nối thông với nhau và tỏa ra ở chính vùng Thăng Long. Kỳ diệu hơn nữa là ở ngay trên đất Thăng Long đã "mọc" lên ba ngọn núi khác: đó là cụm núi Ba Vì linh thiêng đầy huyền thoại. Đỉnh núi này nhìn theo đường chim bay thì chỉ cách Hồ Tây chừng 25km. Nhờ khoảng cách không quá xa, nên khi thuyền của vua Lý Thái Tổ đi từ sông Hồng qua sông Tô Lịch vừa rẽ vào Hồ Dâm Đàm từ làng Hồ Khẩu mùa xuân năm 1010, nhà vua có thể nhìn thấy rồng cuộn sóng bay lên, vừa nhìn thấy đỉnh Ba Vì, nên cái tên Thăng Long và tứ văn "Đắc Long bàn Hổ cứ chi thế, tiện núi sông hướng bối chi nghi" mới xuất hiện trong bản Thiên đô chiếu bất hủ.
Ngày nay, từ trên bản đồ vệ tinh, ta có thể dễ dàng tìm thấy đỉnh cao 1226m, nơi toạ lạc Đền Thượng, thờ Tản Viên Sơn Thánh, từ đó có một đường kinh mạch đi theo hướng chính Đông, qua khu vực Đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị tiếp giáp với Hồ Tây, ra đến tận Cảng Vân Đồn và Vịnh biển Bái Tử Long, ở đó đã có đền Cửa Ông đầy linh thiêng mà nhân dân và hải quân ta hằng tôn thờ suốt 7 thế kỷ qua. Cảng Cửa Suốt của Đức Ông Trần Quốc Tảng xưa, đã và sẽ mãi mãi là một quân cảng quan trọng nơi Bờ Đông của Tổ quốc. Cũng trên bản đồ vệ tinh, nếu nối một đường theo hướng Đông Bắc-Tây Nam mà mọi người quen gọi là Trục Thần Lộ đi từ đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị, lên đến thành Cổ Loa- Kinh đô 2300 năm trước của vua An Dương Vương và cũng là Kinh đô hơn 1000 năm trước của vua Ngô Quyền, trên trục đó ta sẽ gặp phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077 của Đại tướng Lý Thường Kiệt và Ngã ba sông Thiên Đức, nơi Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương lập đại bản doanh chỉ huy đánh quân Nguyên Mông năm 1284 và năm 1288. Kỳ lạ thay, đường chéo này đi tiếp, rồi đi tiếp nữa, sẽ đến Đồng Đăng, cửa ải phía Bắc của Tổ quốc. Trong kinh dịch, hướng Đông Bắc là hướng Ngũ quỷ, lộc có nhiều mà hoạ cũng lắm, vậy nên chăng phải có đôi mắt tinh anh của Đức Thánh Trần chấn ngữ cửa ải này ? Những người có chút tính hiếu kỳ không thể không kinh ngạc khi phát hiện ra trục kinh mạch nằm ngang ở 21 độ vĩ bắc 3' 28'' từ đỉnh Ba Vì và trục Thần Lộ nói trên lại gặp nhau ở chính vùng nước cạnh Phủ Tây Hồ mà mọi người vẫn thành kính gọi là huyệt đạo quốc gia. Tại sao có cái tên đó? Tại vì nơi đó vẫn sủi bọt mỗi khi mực nước sông Hồng dâng cao, như thể hồ và sông là cái bình thông nhau. Địa mạch của Việt Nam có những Long mạch lớn như sau :
1. DÃY HOÀNH SƠN : Còn gọi là Trường Sơn. Phát nguồn từ Trung Quốc qua tỉnh Vân Nam , chạy dài về phía hữu ngạn sông Đà , qua miền Bắc Việt, vùng Thượng Lào, chạy đến miền Trung , tiếp tục cho đến Nam Việt Nam mới dừng. Giới hạn của Long mạch : Phía Đông là Biển, phía Tây Nam là châu thổ sông Cửu Long .
2. DÃY BA VÌ : Dãy núi Ba Vì còn được gọi là Tản Viên , cũng nối liền từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, qua vùng phong thổ Lai Châu Lào Cai, Yên Bái, Hưng Hóa, Sơn Tây. Dãy núi này một bên là sông Nhị Hà ( Sông Hồng ), nằm dưới mạch tả ngạn. Bên hữu ngạn là sông Đà . Dãy núi này chạy đến đồng bằng Bắc bộ, qua Hà Đông, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định.
3. DÃY TAM ĐẢO : Phát nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc , qua vùng Bảo Lạc, Nguyên Bình, Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định.
4. DÃY HUYỀN ĐINH : Cũng bắt nguồn từ Thập vạn đại sơn của Trung Quốc, qua vùng Đông Hưng, Móng Cái, Tiên Yên, Quảng Yên, Hải Phòng. Một nhánh chia ra qua vùng Lục nam, Đông Triều, đến Phả Lại giáp Lục Đầu Giang, băng qua miền bình dương nhập vào Hải Dương.
Ngoài ra, trong miền Nam Việt nam còn có một số địa mạch xuất phát từ bên Lào, Cam Pu Chia qua, dienbatn đã viết tại bài : NHỮNG CUỘC HÀNH HÓA KHAI THÔNG HUYỆT ĐẠO THỜI NAY " (
http://dienbatnblog.blogspot.com/2013/05/nhung-cuoc-hanh-hoa-khai-thong-huyet-ao.html )
2/ CÁC LOẠI LONG- HÌNH THẾ CỦA NÚI.
1. DẠNG NGŨ TINH .
* Kim tinh : Thường là loại đỉnh núi trên vuông tròn dưới hơi choãi ( giống như nửa mặt trăng ).
" Kim tinh hình thể tịnh nhi viên,
Cung khởi hỗn như nguyệt bán biên ".
Kim tinh được chia ra làm 3 loại :
- Ở vùng Sơn cước : Kim tinh giống hình cái chuông, đầu tròn ngay ngắn, mập mạp, nếu trông nó tươi sáng, hữu khí thì tốt đẹp.
- Ở vùng Trung du : Kim tinh giống như cái mũ, có chóp tròn hoặc giống cái chậu úp sấp.
-Ở vùng đồng bằng : Kim tinh giống như hình cái bánh ngọt, tròn trịa, đầy đặn, ở giữa cao hơn một chút.
Kim tinh hình thể đẹp đẽ , tú mĩ thì sẽ xuất hiện con cháu hiền sĩ, trung nghĩa, chủ phát về văn chương. Nếu Kim tinh hình thể cao to hùng vĩ , thì sẽ xuất hiện tướng võ oai nghiêm , tổng quản hàng triệu người. Kim tinh cũng chủ phát về phú ( tài lộc ). Nếu đỉnh của Kim tinh tròn không bị khuyết , có thể phát đến quan hàng Tứ trụ triều đình , nếu không cũng là phú gia địch Quốc.
* Mộc tinh : Mộc tinh là một loại núi có đỉnh núi cao, hơi tù , chân thu lại không rộng như Kim tinh.
" Mộc tinh thân lập vạn nhân kinh.
Đạo địa nhân khan nhất thụ hoành ".
- Ở vùng Sơn cước : Mộc tinh dáng cao, thằng, sừng sững như cây măng mới mọc. Không nghiêng vẹo thì đại cát.
- Ở vùng Trung du : Mộc tinh thường uốn lượn như cây roi, sơn đầu tròn trĩnh hơn.
-Ở vùng đồng bằng : Mộc tinh nằm như một cây gỗ, mặt bằng phẳng. Nếu có các nhánh nằm ngang hướng vào thì đại cát.
* Thủy tinh : Thủy tinh chỉ hình thể đỉnh núi uốn như con rắn, hoặc như sóng nước nhấp nhô.
Phú viết : " Trướng Thiên thủy tinh lãng giao gia,
Hoặc lạc bình dương khúc như xà ".
Thủy tinh nếu uốn lượn , sinh động ắt phát phúc lâu dài.Nếu tản mạn thì táng gia , bại sản.Thủy tinh chia ra làm ba loại:
- Ở vùng Sơn cước : Thế thường uốn lượn , triển khai dài rộng.
- Ở vùng Trung du :Bình cương có thể lưu thủy hành vân , giống như mây bay, nước chảy, dàn trải vững vàng.
-Ở vùng đồng bằng : Thế như sóng nước dập dờn từng lớp, dàn hàng ngang mà tới, hoặc như con xà uốn lượn.
* Hỏa tinh : Hình thế đỉnh núi nhọn, chân choãi rộng hình tam giác , nhìn tựa như mũi giáo.
Hỏa tinh nếu đẹp đẽ sẽ không nghiêng lệch, nhọn đều, hình thù tú mĩ thì có thể dùng được . Nếu nghiêng lệch thì tối hung.
- Ở vùng Sơn cước : Núi thường cao to, nhọn, lừng lững chọc trời - Gọi là Nha đao.
- Ở vùng Trung du : Thường Hỏa tinh thấp , nhiều mạch nhánh ngang dọc tỏa ra, hình thể như lửa phun.
-Ở vùng đồng bằng : Thế những gò đất hình đa giác , không nổi cao, có góc cạnh như hình cờ đuôi nheo. Huyệt này xấu. Thường vùng như vậy dân nghèo . nóng tính, hay sinh đầu trộm đuôi cướp, đâm chém nhau.
* Thổ tinh : Chỉ hình thể đỉnh núi hình vuông , chân chất, bốn góc vuông vắn đều đặn.
Phú viết : " Thổ tinh cao đại hậu nhi đoan
Ngưu bối bình phong tổng nhất ban ".
Thổ tinh kết huyệt thì chủ con cháu đời đời làm quan.
- Ở vùng Sơn cước : Hình thể như phú viết , dày dặn, hùng vĩ, ngay ngắn.
- Ở vùng Trung du : Gần giống như hương án, cao trung bình, không lệch lạc.
-Ở vùng đồng bằng : Các góc cạnh vuông vức, bằng phẳng, bên trên không có chỗ cao chỗ thấp quá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét