Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

PHONG THỦY LUẬN . BÀI 5.

PHONG THỦY LUẬN 

B/ PHẦN PHONG THỦY HỮU VI.
1/ KHẢO QUA TRƯỜNG PHÁI BÁT TRẠCH MINH CẢNH : ( Tiếp theo ).

23/ XÁC ĐỊNH HÀNH CỦA NGÔI NHÀ .
Nhà xây hướng nào thì xem như nhà mang  hành của hướng đó.

* Tây Bắc - Hành Kim - Chính Càn 315 độ.
* Bắc - Hành Thủy -  Chính Khảm 0 độ.
* Đông Bắc - Hành Thổ - Chính Cấn 45 độ.
* Đông - Hành Mộc - Chính Chấn 90 độ.
* Đông Nam - Hành Mộc - Chính Tốn - 135 độ.
Nam - Hành Hỏa - Chính Ly 180 độ.
* Tây Nam - Hành Thổ - Chính Khôn 225 độ.
* Tây - Hành Kim - Chính Tây 270 độ.
Hình dạng của nhà cũng nói lên Ngũ hành của nó : 
* Hình vuông  - Hành Thổ.
* Hình tròn hoặc bán nguyệt  - Hành Kim.
* Hình chữ nhật - Hành Mộc.
* Hình tam giác - Hành Hỏa.
* Hình ngoằn nghèo bất định - Hành Thủy.

24/ LOẠI NHÀ KHUYẾT CẠNH.

1/ Nhà khuyết cạnh NAM - BẮC : Nam - Bắc  là 2 phương thuộc hành Thủy và Hỏa. Ứng với tai họa , bệnh tật , bất hòa kiện tụng, . Cách hóa giải : Nam đặt các vật có màu đỏ, hồng , tía. Bắc đặt các vật có màu lam, đen.
2/ Khuyết cạnh ĐÔNG - TÂY : Đông thuộc Mộc , Tây thuộc Kim, khuyết cạnh các góc này ứng với Khó khăn trong công việc, làm ăn, công danh. Cách hóa giải : Đông đặt các vật có màu lục như chậu cây cảnh...Tây đặt các vật có màu vàng, trắng.
3/ Nhà khuyết góc Đông Bắc : Hại sức khỏe, đường tiêu hóa .  Cách hóa giải : Đông đặt các vật có màu đất, cà phê. Đặt bếp lò.
4/ Nhà khuyết góc Đông Nam : Bất lợi cho con gái đầu , hay bị các bệnh gan , mật, thần kinh . Cách hóa giải : Đông đặt các vật có màu xanh lục.
5/ Nhà khuyết góc Tây Nam : Hành Thổ . Hay mắc các bệnh đường tiêu hóa, hại cho nữ. Cách hóa giải : Đông đặt các vật có màu vàng, màu cà phê.
6/ Nhà khuyết 4 góc : Hay bị bệnh vặt, khó làm ăn, hay bị kiện tụng .

MỘT SỐ NGUYÊN LÝ BỐ TRÍ NHÀ HỢP PHONG THỦY.

1/ NÊN NHÀ : Phải hình vuông hoặc chữ nhật, có 4 góc = 90 độ. Không nên có góc nhọn.
2/ MÓNG NHÀ : Khi có nước mới đóng cọc tre để tránh mối và cọc tre bị ải. Không có nước phải ép cọc. Chỗ nào ép xuống được bao nhiêu phải ép xuống đủ từng đó.
3/ CỐT NỀN : Nền nhà phải giữ một cốt để đảm bảo tính thống nhất, có thể khu vực bếp hay phần đằng sau giật cấp lên một chút để tạo thế dựa. Nhà vệ sinh phải có cốt thấp hơn nền nhà.
4/ TÂM NHÀ : Phải xác định tâm điểm và tâm tuyến ngôi nhà  Khu vực trung cung là chủ nên không được bố trí bể phốt và cầu thang. Cầu thang nếu đặt ở tâm tuyến nó sẽ cắt âm dương của ngôi nhà. 

Khi xem Phong thủy , ngoài việc xem cách cục của ngôi nhà còn phải xác định tọa hướng và phương vị.
Cách đặt La bàn : Đặt la bàn ở vị trí chính giữa nhà ( một gian thì đặt ở chính giữa thiên tỉnh, nhà 2 gian trở lên thì đặt ở chính giữa khu nhà. Để la bàn song song với mặt đất ( thường sử dụng mâm gạo hay cát rồi để la bàn lên đó ) . Khi đo , cần phải dọn dẹp tất cả các vật bằng kim loại quanh đó để tránh ảnh hưởng đến độ chính xác của từ tính .


Xác định trung tuyến và tọa hướng : Xác định trung tuyến của ngôi nhà tức là xác định đường thẳng chỉ tọa hướng của nhà và hướng cửa . Lúc đó cần để la bàn ở trung tâm của công trình kiến trúc , dùng dây chăng thành hình chữ thập kéo qua vị trí trung tâm của mặt bằng kiến trúc , sao cho trùng với thiên tâm thập đạo ( hai dây vuông góc trên la bàn ) đường chữ thập phải song song với tường công trình kiến trúc Như vậy khi chuyển động nội bàn ta có thể xác định được tọa, hướng của công trình.
Hướng nhà : là đường thẳng từ trung tâm thiên tâm thập đạo của la bàn vuông góc với cửa chính , hướng từ trong tâm nhà ra cửa . Đường thẳng này nằm trong cung nào của la bàn thì hướng nhà mang tên cung đó.
Đường thẳng góc với cửa chính nằm trong cung nào của bát quái thì dùng tên của cung bát quái đó đặt tên cho nhà . Muốn xác định hướng nhà thì ta đặt la bàn tại tâm nhà sao cho số 0 của la bàn vào đúng cung Tý của la bàn, số 180 độ vào đúng cung ngọ của la bàn. ( Tức là đầu Bắc của kim chỉ vào 0 độ, đầu Nam chỉ vào 180 độ ). Đường thẳng góc với cửa nằm ở cung nào thì cung đó chính là hướng nhà.
Vị của cửa là đường thẳng nối từ tâm nhà đến tâm cửa. Đường thẳng này nằm trong cung nào thì cung đó là vị của cửa. Tâm cửa là điểm giữa của cửa. Như vậy mỗi cửa có hai tiêu chí để xác định là Hướng và Vị của cửa. 


5/ CỔNG NHÀ : Cổng nhà là nơi đưa Sinh khí và tà khí vào nhà. Nhà không có cổng thì khí thiểu ( kém ), cổng xa nhà thì khí tốt càng tốt lên , khí xấu càng xấu thêm . Cổng phải đặt vào vị trí cát khí của ngôi nhà ( các cung tốt trên vòng phúc đức ) và các cung Phúc đức, Sinh khí, Thiên y sẽ được sinh vượng. Tâm của cổng không được phạm vào các đường tuyến Đại, tiểu Không vong ( 16 đường phân tuyến giữa các sơn ). Lạc quái nằm vào sát đường phân tuyến của các quẻ : Giáp Dần - Đinh Mão; Đinh Tỵ - Canh Ngọ; Canh Thân - Quý Dậu ; Quý Hợi - Giáp Tý. Âm dương sai thác nằm đúng vào vị trí bát Long : Bính Thìn - Kỷ Tỵ; Kỷ Mùi - Nhâm Thân; Nhâm Tuất - Ất Hợi; Quý Sửu - Bính Dần.
Cổng không nên có con đường đâm thẳng vào . Nếu gặp phải trường hợp này nên có treo tấm gương bát quái với các quẻ như đã viết ở các phần trên hoặc đặt một Thái sơn cảm đương thạch- Thạch cảm đương
Đây là Vật Hóa Sát khá phổ biến trong Phong Thủy, nhất là ngoài miền Bắc. Theo truyền thuyết thì ngày xưa ở núi Thái có 1 vị đạo sĩ tên Thạch Cảm Đương, ông nhờ tài giỏi đã đánh đuổi được yêu quái chuyên quấy nhiễu các khuê nữ, nên người ta mới dùng tên ông khắc vào đá để trấn tà khí, giải trừ uế khí.




Lối từ cổng vào nhà nên rộng rãi , uốn lượn.
6/ CỬA NHÀ : Cửa là yếu tố quan trọng nhất của ngôi nhà , nó dẫn Sinh khí và Tà khí vào nhà. Cửa nhà phải tương ứng với kích thước ngôi nhà. Các cụ ngày xưa dạy : Nhà cao - Cửa rộng là vậy. Cửa trước không được thông thẳng với cửa sau sẽ bị thoát khí. Trước cửa không nên để non bộ cao hơn cửa, không vày nhiều gạch đá trước cửa. Cửa chính không được đối diện với hướng xuống của cầu thang trong nhà sẽ tán tài. Gặp trường hợp này ta hóa giải bằng một tấm gương đặt trên cánh cửa đối diện với cầu thang sao cho cầu thang lọt vào trong tấm gương. Lúc này trong nhà có 2 cầu thang : Cầu thang thật và cầu thang ảo trong tấm gương, âm - dương sẽ hài hòa hóa giải hiện tượng cầu thang đổ ra đường.
Cửa chính không nên đối diện với cao ốc lớn. Nếu phạm nên hóa giải bằng cách dùng vật này đặt trước cửa hoặc cổng.



Cửa chính kỵ đối diện với đòn dông nóc nhà ở phía trước, hoặc một cây lớn đơn độc , cột điện, trụ cao thế , cây thập tự, câu cầu lớn. Nếu phạm thì dùng cái này hóa giải .






7/ PHÒNG TẮM , NHÀ VỆ SINH : 
Không đặt ở trung tâm ngôi nhà , không đặt đối diện cửa chính , không đặt đối diện nhà bếp, không đặt đối diện phòng ngủ hoặc cửa đối diện giường ngủ. Phòng ngủ không được đặt vào cung tình duyên và tài lộc cửa ngôi nhà ( góc Tây Nam và Đông Nam ). Trung tâm của nhà vệ sinh không đặt vào các phương vị Tý, Cấn, Mão , Tốn, Ngọ, Dậu, Càn. Phải đặt nhà vệ sinh vào cung xấu của tứ trạch , khuất , kín và thoáng gió. Nhà vệ sinh không nên cải tạo thành phòng ngủ. Nền nhà vệ sinh phải thấp hơn nền nhà.
8/ BẾP : Bếp hành hỏa. Bếp có 3 tiêu  chí để xác định :
•                                 Hướng Bếp :Phải quay về hướng tốt của Gia chủ. 
•                                 Vị trí đặt Bếp :Phải đặt tại cung tốt của Gia chủ. 
•                                 Sơn (lưng ) của Bếp phải đốt về hướng xấu chủ.

Kỵ cửa nhà nhìn thẳng vào miệng bếp . Kiêng đặt bếp sát giường ngủ. Không đặt bếp trên rãnh thoát nước . Kiêng có xà gồ trên bếp. Không để các góc nhọn đâm vào cửa ( miệng ) bếp . Trước mặt bếp không đặt thùng nước, bồn rửa bát, thùng giác, đồ dơ bẩn, không được khỏa thân trước mặt bếp. 
9/ PHÒNG NGỦ : Phòng ngủ phải hợp với mệnh người ngủ ( Thường quay chân về các cung Phúc đức, Thiên Y, Sinh khí ). Cửa phòng ngủ và giường phải hợp với bản mệnh. Phòng ngủ tránh đối diện với cửa chính , tránh đối diện phòng tắm. Không đặt phòng ngủ vào các cung Tình duyên và hôn nhân bị khiếm khue61t ( góc Tây Nam ) .Không làm la phông đầu cao đầu thấp trong phòng ngủ. 
Cửa phòng ngủ : Kiêng gương chiếu thẳng vào cửa phòng. Phòng ngủ không đặt tượng các Thần linh. Cửa ra vào ( cửa chính ) không đối diện với cửa phòng ngủ .
Giường ngủ : Nên đặt giường vào cung Phục vị của bản mệnh, chân quay về các cung tốt ( Phước đức, Thiên Y, Sinh khí ). Đầu giường phải không có xà ngang, xà dọc đè lên. Đầu giường không được đối diện với cửa ra vào. Với nhà tầng, giường không đặt trên hoặc dưới bếp và nhà vệ sinh. Đầu giường không đối diện với gương soi. 
10/ PHÒNG KHÁCH : Nền gạch của phòng khách nên sinh vượng cho mệnh chủ. Chỗ ngồi của chủ nhân nên đặt vào hướng Đông Nam ( cung tài ) , chỗ ngồi của khách nên đặt vào cung Quý nhân ( Tây Bắc ). Nếu ngược lại sẽ phạm vào Phản khách vi chủ - Chủ nhà dễ bị người ngoài lấn át.
11/ BỒN NƯỚC TRÊN SÂN THƯỢNG ( SATADO ) : Không được đặt trên bàn thờ, bếp . giường ngủ. 
12/ CẦU THANG : Không đặt cầu thang ở trung tâm nhà. Cầu thang nên đặt ở cuối nhà theo hướng lên là hướng tốt của gia chủ. Bậc cầu thang nên có số lẻ ( 4n + 1 ) kể cả chiếu nghỉ và mặt sàn . Cầu thang phải để ở vị tốt ( theo cửu cung ) và hướng tốt ( theo bát quái ). Không để bể nước, bể phốt dưới gầm cầu thang, cầu thang đi theo chiều thuận của âm dương ngũ hành ( theo chiều kim đồng hồ ).
Cầu thang chính là Khí khẩu ( đường nạp khí ) của tầng trên. Cầu thang nên rộng ít nhất là 1m, và chiều cao bậc khoảng 15 cm sẽ giúp người già và trẻ nhỏ lên xuống không mệt. 
Trong phép đặt cầu thang có câu : Nhất Vị - Nhị Hướng.
Nhất vị ( Theo cửu cung ) Không phụ thuộc vào mạng chủ, ảnh hưởng tốt xấu đến 70 %.
Nhị Hướng ( Theo bát quái ) , Phụ thuộc vào mệnh của thân chủ. Anh hưởng tốt xấu đến 30 %.
Lưu ý : Tất của cầu thang, bàn thờ , giường ngủ , chỗ an tọa và vị trì, quay mặt ảnh, hay miệng lò đó là hướng.
Tọa theo đầu ảnh hưởng 70%, hướng theo chân ảnh hưởng 30 %. 
Cầu thang được chia làm 2 phần * Động khẩu : Chỉ làm 3 bậc.
* Phần còn lại là lai mạch : Từ 4-5 bậc. 



Thang điểm cho cầu thang :
Đông khẩu tốt ( 5 điểm ) Lai mạch tồt ( 2 điểm ) Hướng tốt ( 3 điểm ).
tốt - tốt - tốt = 10 điểm.
tốt - xấu - tốt = 8 điểm
tốt - xấu - xấu = 5 điểm.
xấu - tốt - xấu = 2 điểm.
xấu- xấu - tốt = 3 điểm 
xấu- xấu - xấu = 0 điểm.
* Khi đặt cầu thang, động khẩu phụ thuộc trường khí của nhà . Nếu cầu thang gần cửa chính , khí mạnh , ta chỉ cần đặt 1 bậc về hướng tốt. Cách này gọi là Thừ Khí động khẩu.
* Do cầu thang ở sàn hơn vị trí thứ nhất một chút , không ở gần cửa chính nên khí vừa phải. Ta chỉ cần đặt 2 bậc động khẩu là vừa. Cách này gọi là Động khẩu Khí mạch.
* Nếu cầu thang lại có những bức tường che chắn, trường khí trầm, yếu dẫn tới ta phải dùng động khẩu 3 bậc. Cách này gọi là Động khẩu tiếp mạch. 
Thang điểm vị và hương :
Cung vị tốt - Hướng tốt = 10 điểm.
Cung vị tốt - Hướng xấu = 6-7 điểm.
  Cung vị xấu - Hướng tốt = 3-4 điểm.
13/ BÀN THỜ : 
Bàn thờ phải đặt tại phòng trang trọng nhất. Nên tránh đặt bàn thờ trong phòng ngủ. Nên có bàn thờ bằng gỗ. Bàn thờ tọa tại cung cát và có hướng cát ( hướng bàn thờ là hướng nhìn của ảnh ) . Tốt nhất bàn thờ nên đặt tại cung âm Quý nhân . Không đặt bàn thờ trên bể nước. Không để bàn thờ hướng về nơi ô uế. Theo quan niệm của Nam bộ : Bàn thờ quay ra hướng cửa chính. Khi đặt bát nhang phải có 3 bát trên một ban thờ ( số lẻ ) , Bát ở giữa là bát hương của Quan Thần linh, bát bên phải từ ngoài nhìn vào là của Cửu huyền thất tổ - Tứ thân phụ mẫu. Bát bên trái là bát hương của bà cô ông mãnh ( là những người chết trẻ chưa có vợ, chồng nên phải cúng hoa trắng. ) Khi đặt bát nhang cần quay mặt nguyệt ra bên ngoài và khi thắp nhưng không nên xê dịch bát hương ( động bát hương ) . Nếu bàn thờ ở tầng dưới thì tần trên khu vực bàn thờ không để giường ngủ, bể nước . 
14/ ĐƯỜNG NƯỚC VÀO - RA  ( Đường sống đường chết ) : 
Đường  nước sống ( vào ) phải xuất phát từ cung tốt ( Sinh khí, Phước đức , Thiên y ).
Đường nước chết ( Thải ra )  cần thải ra cung xấu ( Tuyệt mạng, ngũ quỷ , lục sát, họa hại ).

PHẦN 2 : KHẢO QUA HUYỀN KHÔNG.

( Xin xem tiếp bài 6 - dienbatn ).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét