Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

PHONG THỦY LUẬN BÀI 10 Điện Bà Tây Ninh

PHONG THỦY LUẬN .

PHẦN 2 : KHẢO QUA HUYỀN KHÔNG.
( Tiếp theo ).

MỘT SỐ QUY TẮC CỦA CỔ DỊCH HUYỀN KHÔNG.
1/ BÀN VỀ ĐỊA VẬN VÀ NHẬP TÙ.


Trong 216 bảng sắp xếp sao để lập quẻ, mỗi bảng đều ghi thời gian dài ngắn của Địa vận.Thời gian địa vận này được xác định nghư thế nào ? Người ta quan niệm : độ dài ngắn của Địa vận là do mối quan hệ giữa Sao ở trung cung và sao Hướng quyết định . Trong 24 Sơn và Hướng , mỗi cặp sao Sơn và Hướng đều có quan hệ giữa sao nhập trung cung và sao Hướng riêng biệt. 
Vào ngục:  cũng có thể nói là khí vận hành tận. Nếu một ai đó phạm pháp phải vào tù, thì không thể nói đến chuyện người đó có thể làm được gì, bởi họ đã bị khống chế trong một không gian cố định. Đinh tinh vào ngụ, nhân đinh không vượng. Hướng tinh vào ngục, tức là một loạt các tai hoạ sẽ xảy ra, chủ nhà phá sản, chết chóc thương tâm. Nếu vận vào ngục, thì thường nhìn thấy những người trong gia đình phải chết. Đối với thế cục mà song tinh hội hướng, dựa vào hướng phi tinh di chuyển tới vận của toạ sơn là thời điểm phải vào tù.
Ví dụ : Sơn Tý - Hướng Ngọ : tại vận 1, sao Nhất bạch thủy nhập trung cung , sao Hướng là Ngũ Hoàng , trong đó các vận 1,2,3,4 cứ mỗi vận 20 năm, tổng cộng là 80 năm. Tứ đó về sau : Bất cứ sao nào nhập trung cung , địa vận đều là 80 năm.
Các địa vận : 
*Sơn Tý - Hướng Ngọ - Địa vận 80 năm.
* Sơn Quý - Hướng Đinh - Địa vận 80 năm.
* Sơn Nhâm - Hướng Bính - Địa vận 80 năm.
* Sơn Ngọ - Hướng Tý - Địa vận 100 năm.
Sơn Đinh - Hướng Quý - Địa vận 100 năm.
* Sơn Bính - Hướng Nhânm - Địa vận 100 năm.
* Sơn Càn - Hướng Tốn - Địa vận 160 năm.
* Sơn Hợi - Hướng Tỵ - Địa vận 160 năm.
* Sơn Tuất - Hướng Thìn - Địa vận 160 năm.
* Sơn Tốn - Hướng Càn - Địa vận 20 năm.
* Sơn Tỵ - Hướng Hợi - Địa vận 20 năm.
* Sơn Thìn - Hướng Tuất - Địa vận 20 năm.
* Sơn Dậu - Hướng Mão - Địa vận 20 năm.
* Sơn Tân - Hướng Ất - Địa vận 140 năm.
* Sơn Canh - Hướng Giáp - Địa vận 140 năm.
* Sơn Mão - Hướng Dậu - Địa vận 40 năm. 
* Sơn Ất - Hướng Tân - Địa vận 40 năm.
* Sơn Giáp - Hướng Canh - Địa vận 40 năm.
* Sơn Khôn - Hướng Cấn - Địa vận 60 năm.
* Sơn Thân - Hướng Dần - Địa vận 60 năm.
* Sơn Mùi - Hướng Sửu - Địa vận 60 năm.
* Sơn Cấn - Hướng Khôn - Địa vận 120 năm.
* Sơn Dần - Hướng Thân - Địa vận 120 năm.
* Sơn Sửu - Hướng Mùi - Địa vận 120 năm.
Như vậy ta thấy rằng, khi phân kim điểm hướng, bất kể các hướng tốt như Vượng Sơn - Vượng Hướng, Toàn cục hợp Thập hay các hướng xấu như thượng sơn - Hạ Thủy thì các tính chất tốt xấu chỉ nằm trong thời gian của Địa vận . Vượt quá thời gian của Địa vận thì Hướng tinh sẽ nhập trung cung và nó sẽ bị mất tác dụng.
Ví dụ : Nhà lập sơn Tý - Hướng Ngọ vận 1. Hướng tinh của nó là Ngũ Hoàng.
Đến vận 5, Ngũ Hoàng nhập trung cung, lúc đó hướng mà nó xác lập ban đầu không còn ý nghĩa nữa. Hiện tượng này gọi là " Vô khả hướng " - Nghĩa là không còn hướng nào có thể chọn làm hướng được nữa.
Hiện tượng này còn gọi là " Hướng tinh nhập tù" . Nhà mà hướng tinh nhập tù thi cả Đinh ( người ) và tài đều suy, khó cứu vãn nổi. Chỉ có một trường hợp nhập tù mà nếu môi trường bên ngoãi tốt đẹp thì tuy nhập tù không bị suy bại.
Ví dụ : Nếu trên phương để lập hướng có sông , hồ lớn, hoặc lối đi trước cửa rông thênh thang, luốn lượn có tình thì nhập tù cũng không hãm nổi. Còn có trường hợp là Hướng vượng được xác lập khi vận 5 , Ngũ Hoàng nhập trung cung . Hướng này tất yếu Ngũ Hoàng là hướng tinh của hướng đó. Bởi vì Ngũ Hoàng Thổ thuộc trung ương , uy nghiêm, cao nhất nên không xem là nhập tù. Trường hợp này chỉ có tại vận 5 với 12 sơn - Hướng sau "
Vận 5.
* Sơn Tý- Hướng Ngọ.
* Sơn Quý - Hướng Đinh.
* Sơn - Ngọ - Hướng Tý.
* Sơn Đinh - Hướng Quý.
* Sơn Tuất - Hướng Thì,
* Sơn Thìn - Hướng Tuất.
* Sơn Sửu - Hướng Mùi.
* Sơn Mùi - Hướng Sửu.
* Sơn Mão - Hướng Dậu.
* Sơn Dậu - Hướng Mão.
* Sơn Ất - Hướng Tân.
* Sơn Tân - Hướng Ất.
Tất cả các sơn hướng trên tại vận 5 đều có hướng tinh là Ngũ Hoàng.
Các địa vận thời gian dài nhất là 160 năm, ngắn nhất là 20 năm. Tổng hợp lại 160 + 20 = 180 năm gọi là Địa vận Tam nguyên nhỏ. Nếu địa mạch kéo dài liên miên , khí thế bao la hùng vĩ , trong 8 phương có 2 cung thành môn , tả hữu đầy đủ , lại là toàn cục hợp thập thì Địa vận có thể kéo dài   540 năm hoặc 1080 năm. Thông thường nhà chỉ cần địa vận tốt , vượng trong khoảng 100 năm là đủ. Tuy nhiên nếu là mồ mả thì phải cần địa vận có thời gian dài hơn. Để có thể kéo dài Địa vận lên tới 1080 năm như trường hợp Long mạch mộ Tổ Vũ Hồn của dòng họ Võ - Vũ Việt Nam , cần hội tụ rất nhiều điều kiện. Đây cũng chính là nguyên nhân dienbatn hay làm các mộ có hình bát quái hoặc tròn kết hợp với Trận đồ bát quái . Việc này dienbatn sẽ giải thích rõ ràng ở phần Phong thủy Huyền môn . 

2/ BÀN VỀ 2 CUNG  THÀNH MÔN.
a/ Phương pháp thành môn là phép phụ trợ cho việc tọa Sơn lập Hướng.

Quẻ Thành môn có 2 loại : Thành môn chính và Thành môn phụ.
Về lý Khí , Thành môn chính hỗ trợ cho chính hướng 60 % Khí.
Thành môn phụ hỗ trợ cho chính hướng 40 % Khí.
Dựa vào Lạc thư, khi biết hướng nhà thì 2 quẻ 2 bên hướng là quẻ Thành môn. 
Thành môn chính là quẻ kết hợp được với số của Hướng sẽ phù hợp tạo thành hành.



VÍ DỤ : Hướng số 1.
 1 Thủy, 6 Kim . Kim sinh Thủy nên cung 6 là quẻ Thành môn chính. 
1 Thủy , 8 Thổ . Thổ khắc Thủy nên cung 8 là quẻ Thành môn phụ.

Dựa theo nguyên vận khác nhau để xây dựng nhà ở , tọa Sơn lập Hướng là phải tìm được " Vượng Sơn - Vượng Hướng " , làm cho gia nghiệp thịnh vượng . Nếu lập được " Vượng Sơn - Vượng Hướng " , sẽ co được một loại vượng Khí phụ trợ , giúp đỡ thêm thì đã vượng lại càng thêm vượng. Nếu nhà lập được không phải " Vượng Sơn - Vượng Hướng " , nhưng được Khí của 2 bên hướng trợ giúp , thì dù hướng không đẹp vẫn có thể phát đạt, giống như đang khó khăn nhận được sự giúp đỡ. . Sức mạnh phụ trợ này chính là tìm được vượng Khí của thành môn bằng phương pháp Thành môn.

b/ Vượng Khí của Thành môn đến từ phương nào ?

Vượng Khí của Thành môn đến từ quẻ của 2 bên hướng .
* Lập hướng Ly , vượng Khí của Thành môn đến từ quẻ Khôn và quẻ Tốn.
*Lập hướng Khảm , vượng Khí của Thành môn đến từ quẻ Càn và quẻ Cấn .
* Lập hướng Đoài , vượng Khí của Thành môn đến từ quẻ Càn và quẻ Khôn.
* Lập hướng Chấn , vượng Khí của Thành môn đến từ quẻ Cấn và quẻ Tốn.
* Lập hướng Cấn , vượng Khí của Thành môn đến từ quẻ Chấn và quẻ Khảm.
* Lập hướng Khôn , vượng Khí của Thành môn đến từ quẻ Ly và quẻ Đoài.
* Lập hướng Càn , vượng Khí của Thành môn đến từ quẻ Khảm và quẻ Đoài.
* Lập hướng Tốn , vượng Khí của Thành môn đến từ quẻ Chấn và quẻ Ly.

Bát quái có tất cả 24 Sơn, Hướng , mỗi quẻ có 3 hướng , mỗi hướng phải chọn 2 bên nó làm Thành môn . Lập Hướng theo Nguyên long nào thì quẻ Thành môn phải chọn 2 bên thuộc nguyên long đó . 
Ví dụ : Lập Hướng thuộc Thiên nguyên long thì phải chọn 2 bên Thiên nguyên long đó làm Thành môn.
Có như vậy mới giữ được " Khí thuần cùng nguyên " . Khí phải thuần nhất, cùng nguyên , không pha tạp mới có hiệu quả , nếu không dễ gặp tai họa.
* Lập hướng Tý, Thành môn chính ở Càn , Thành môn phụ ở Cấn.
* Lập hướng Quý, Thành môn chính ở Hợi, Thành môn phụ ở Dần.
* Lập hướng Nhâm , Thành môn chính ở Tuất , Thành môn phụ ở Sửu.
* Lập hướng Càn , Thành môn chính ở Tý , Thành môn phụ ở Dậu.
* Lập hướng Hợi , Thành môn chính ở Quý , Thành môn phụ ở Tân.
* Lập hướng Tuất , Thành môn chính ở Nhâm , Thành môn phụ ở Canh.
* Lập hướng Dậu , Thành môn chính ở Khôn , Thành môn phụ ở Càn.
* Lập hướng Tân , Thành môn chính ở Thân,  Thành môn phụ ở Hợi.
* Lập hướng Canh , Thành môn chính ở Mùi, Thành môn phụ ở Tuất.
* Lập hướng Khôn , Thành môn chính ở Dậu , Thành môn phụ ở Ngọ.
* Lập hướng Thân , Thành môn chính ở Tân , Thành môn phụ ở Đinh.
* Lập hướng Mùi , Thành môn chính ở Canh , Thành môn phụ ở Bính.
* Lập hướng Ngọ , Thành môn chính ở Tốn , Thành môn phụ ở Khôn.
* Lập hướng Đinh , Thành môn chính ở Tỵ, Thành môn phụ ở Thân.
* Lập hướng Bính , Thành môn chính ở Thìn , Thành môn phụ ở Mùi.
* Lập hướng Tốn , Thành môn chính ở Ngọ , Thành môn phụ ở Mão.
* Lập hướng Tị , Thành môn chính ở Đinh , Thành môn phụ ở Ất.
* Lập hướng Thìn , Thành môn chính ở Bính , Thành môn phụ ở Giáp.
* Lập hướng Mão , Thành môn chính ở Cấn , Thành môn phụ ở Tốn.
* Lập hướng Ất,  Thành môn chính ở Dần , Thành môn phụ ở Tị.
* Lập hướng Giáp , Thành môn chính ở Sửu , Thành môn phụ ở Thìn.
* Lập hướng Cấn , Thành môn chính ở Mão , Thành môn phụ ở Tý.
* Lập hướng Dần , Thành môn chính ở Ất , Thành môn phụ ở Quý.
* Lập hướng Sửu , Thành môn chính ở Giáp , Thành môn phụ ở Nhâm.

c/ Không phải hai bên của hướng nào cũng có Thành môn đáng chọn.

Về nguyên tắc, 2 bên của một Hướng xác định , đều tốn tại Thành môn chính và Thành môn phụ. Nhưng vì âm , dương của Hướng tinh Thiên bàn bay đến 2 bên khác nhau sẽ tạo ra 3 tình hướng :
* Một là hai bên của Hướng tồn tại Thành môn chính và thành môn phụ.
* Hai là Chỉ có 1 bên của Hướng có Thành môn chính hoặc phụ, còn bên kia không có .
* Ba là 2 bên đều không có Thành môn nào có thể chọn .
Tại sao lại xuất hiện 3 tình hướng này ? Đó là do nguyên nhân tương quan của 2 bên tạo nên.
a/ Thứ nhất là do Tam nguyên của Hướng được xác lập tạo nên . Hướng được lập có tam nguyên là một trong cac nguyên ( Thiên - Địa - Nhân nguyên long ) . Nếu hướng là Thiên nguyên long cũng sẽ đòi hỏi Thành môn 2 bên Hướng là Thiên nguyên long. Các trường hợp Hướng là Nhân nguyên long và Địa nguyên long cũng tương tự như vậy.Chỉ khi đạt được yêu cầu đó mới có thể giữ được một thứ khí cùng nguyên..
b/ Thứ 2 là do tính chất âm - dương của cung gốc Hậu Thiên bát quái của phi tinh Thiên bàn hai bên quyết định. 
Ví dụ : Lập sơn Tuất  - Hướng Thìn , Thành môn 2 bên hướng Thìn là Giáp và Bính , cùng là Địa nguyên long đảm bảo chắc chắn được một loại khí cùng nguyên. 







Tính Thành môn vượng hay suy .
Ví dụ : Nhà tọa Canh - Hướng Giáp - Vận 3.



Thành môn chính đưa số 6 nhập trung cung.
Thành môn phụ đưa số 2 nhập trung cung.
Thành môn chính và Thành môn phụ đều vượng khí.
Luận : 1/ Thướng Sơn - Hạ Thủy ( xấu ).
2/ Phục ngâm Sơn tinh.
3/ Hướng thủ đoạt hồn( gây chết chóc ).
4/ Nhà này muốn tốt cần phải mở cửa tại cung Tốn ( 2 ) , xung quanh có đường đi để khí vào vì Thành môn chính và Thành môn phụ đều vượng khí, để hỗ trợ cho hướng chính.
Thành môn ngầm : Hướng có số 5 ở bên phải hoặc bên trái hướng nhà gọi là Thành môn ngầm.


Thành môn quyết:  là thông qua tứ vị khởi cha mẹ, nhìn ra cách bí mật của mạch để lập toạ hướng. Quyển sách này vốn dựa vào hướng thượng tả và hữu hai cung, những vận phi lâm khác có thể dựa vào nghịch ái đương lệnh vượng khí đến cung này, tức là có thể dùng " Thành môn quyết". Phương pháp này là dùng để bổ cứu cho sơn hướng mà không phải đương nguyên; âm trạch dùng để thu nhân thuỷ, dương trạch dùng để mở cửa, an phúc thần, bàn làm việc. Nếu sử dụng những điều này thì phát tài rất nhanh chóng. Căn cứ vào kinh nghiệm của tác giả, lấy vượng khí và sinh khí của hướng tinh, những phương của nước mà sao di chuyển tới có, mới là " Thành môn quyết" chuẩn nghiệm nhất. "Thành môn quyết" thực sự là tác giả dùng để khảo cứu long mạch, định toạ hướng. Người đọc cần suy nghĩ cẩn thận " Ngọc chiếu kinh". "Ngũ tinh nhất quyết phi chân thuật, thành môn nhất quyết tối vi Cấn; Khi nhận biết được ngũ tinh Thành môn quyết, thì việc xây dựng nhà cửa hay yên phần mồ mả mới là cát.
Đoạn sau đây của Vanhoai - http://huyenkhonglyso.com dienbatn thêm vào.

Phép mở cửa dùng “thành môn quyết”

Đối với những nhà ở hoặc cơ sở kinh doanh có hướng bị kiêm hướng, hướng không có vượng khí tới hướng hoặc có vượng khí tới hướng nhưng muốn mở thêm cửa phụ tại những cung có hướng tinh là sinh, tiến khí thì ta cần dùng “thành môn quyết” còn gọi là "bí quyết thành môn" để mở cửa.
Điều cần lưu ý là khi dùng “ thành môn quyết”để mở cửa phụ là vấn đề hoà hợp âm dương. Thí dụ: cửa chính tại sơn dương thì cửa phụ tại sơn âm và ngược lại. Có như thế thì mới được lâu dài, bằng không thí chỉ được lúc đầu mà thôi.
Ngoài ra còn một số trường hợp sau:
1)_ Nhà bị kiêm hướng hoặc hướng không có vượng khí. Thí dụ: nhà GIÁP hướng CANH vận 8. Khi an hướng bàn thì tử khí tam bích(3) tới hướng. Nếu mở cửa tại CANH thì gặp tử khí. Nay dùng bí quyết thành môn xét cung DẬU: Vận tinh 1 nhập trung cung, DẬU là thiên nguyên, thiên nguyên của 1 là TÝ, TÝ tính chất là âm nên 1 đi nghịch, vượng khí 8 tới DẬU. Vậy nếu mở cửa tại dậu thì sẽ có vượng khí tới cửa. Điều này sẽ làm vượng những nhà có hướng không vượng hoặc bị kiêm hướng. Cần lưu ý cửa chỉ để trọn trong cung đó mà thôi, không nên cho lấn qua cung khác vì lúc đó âm dương lẫn lộn mà mất đi cái tốt đẹp.
2)_ Nhà qua vận sau không còn vượng khí. Thí dụ: Nhà TUẤT hướng THÌN vận 7 có cửa tại TUẤT được vượng sơn vượng hướng, nay qua vận 8 thì 7 trở thành thoái khi. Nếu có đổi vận thì cũng không tốt đẹp vì tinh bàn vận 8 tử khí 6 tới hướng. Nay không dùng cửa tại THÌN nữa mà mở cửa khác tại TỐN (hoặc TỴ), dùng bí quyết thành môn với vận bàn 8 nhập trung cung, vận tinh tại TỐN là 7, TỐN là thiên nguyên, thiên nguyên của 7 là ĐOÀI, ĐOÀI âm nên 7 đi nghịch, vượng khí 8 tới TỐN
3)- Nhà có hướng tinh là sinh vượng khí nhưng mở cửa không đúng cách thì cũng không nhận được vượng khí vào nhà mà làm ăn suy bại. Thí dụ: nhà tọa Càn hướng Tốn. Thay vì mở cửa ở Tốn hay Tị, nay lại mở ở Thìn. Xét cung Đông Nam vận 8 có vận tinh 7. Thìn là địa nguyên long, Địa nguyên long của thất xích là Canh. Canh dương nên đi thuận thì tử khí lục bạch đến cung Thìn. Vậy nhà không nhận được vượng khí.

4)- Nhà Tuy không được vượng khí đến hướng nhưng nếu mở cửa có khí thành môn thì vẫn không đến nỗi suy bại. Thí dụ nhà tọa Thìn hướng Tuất vận 8. bị Thướng sơn hà thủy, có hướng tinh 1 đến hướng. 1 tuy là tiến khí nhưng còn xa. Nếu mở cửa tại cung Càn hoặc Hợi thì vẫn tốt đẹp một thời.

5)_ Nhà đã được cửa có vượng khí nay muốn mở thêm cửa phụ tại hướng có hướng tinh là sinh hoặc tiến khí. Thí dụ: Nhà SỬU hướng MÙI vận 8. Tinh bàn có vượng tinh 8 tới hướng, sao sinh khí 9 tới hướng BẮC. Nay muốn mở cửa tại BẮC ta áp dụng bí quyết thành môn. MÙI thuộc địa nguyên long, địa nguyên long tại hướng BẮC là NHÂM. Vận tinh tại BẮC là 4, lấy 4 nhập trung cung bay nghịch (địa nguyên long của 4 là THÌN, tính chất của THÌN là âm) vượng khí 8 tới NHÂM. Để ý ta thấy tính chất của MÙI là âm và tính chất của NHÂM là dương
Để tìm cung có vượng khí trong nhà hầu đặt bếp hoặc đặt thủy kích tài, Ta cũng cần dùng "bí quyết thành môn".
Trong vận 8 này các cung có vượng khí theo "thành môn quyết" là:
- Hướng Nam: Ngọ, Đinh
- Hướng Tây Nam: Mùi
- Hướng Tây: Dậu, Tân
- Hướng Tây Bắc: Càn, Hợi
- Hướng Bắc: Nhâm
- Hướng Đông Bắc: Sửu
- Hướng Đông: Giáp
- Hướng Đông Nam: Tốn, Tị
Thí dụ: Nhà Nhâm hướng Bính vận 8. Cung Đông Bắc có (1-6), nay muốn đặt nước kích tài thì cung đặt nước có tác dụng mạnh nhất là trong cung Sửu. Hướng Bắc có cặp (8-8), nay muốn đặt bếp thì vị trí tốt nhất là cung Nhâm. Đối với các vật khí khác cũng vậy...
 Xin theo dõi tiếp bài 11 - dienbatn .


Blog Trần Tứ Liêm theo Điện Bà Tây Ninh 
TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT 
PHONG THỦY LUẬN
Tác giả: Điện Bà Tây Ninh

1  |  2  |  3  |  4  |  5  |   6  |   7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13 |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |   21  |   22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  | 28 |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |   36  |   37  |  38

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét