Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

PHONG THỦY LUẬN BÀI 8 Điện Bà Tây Ninh

PHONG THỦY LUẬN. 

24 SƠN QUYẾT.

Giới thiệuĐây là công trình nghiên cứu của cụ Tritri ( www.vietnambuysell.com/ ). 
Đây là một đại yếu quyết rất cần cho một phong thủy sư. 
dienbatn xin cảm ơn cụ Tritri và trân trọng giới thiệu.
 Để xem rõ hơn, các bạn bấm vào hình ảnh sẽ thấy rõ hơn. Thân ái. dienbatn.





























Xin xem tiếp bài 9 .Thân ái. dienbatn.


Blog Trần Tứ Liêm theo Điện Bà Tây Ninh 

TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT 
PHONG THỦY LUẬN
Tác giả: Điện Bà Tây Ninh

1  |  2  |  3  |  4  |  5  |   6  |   7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13 |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |   21  |   22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  | 28 |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |   36  |   37  |  38

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

ĐIỂM THI ĐẠI HỌC 2013

ĐIỂM THI ĐẠI HỌC 2013 | XEM ĐIỂM THI ĐẠI HỌC | XEM ĐIỂM THI ĐẠI HỌC 2013

ĐIỂM THI ĐẠI HỌC 2013 | XEM ĐIỂM THI ĐẠI HỌC | XEM ĐIỂM THI ĐẠI HỌC 2013

Nhằm chuẩn bị cho việc tra kết quả Thi Đại Học 2013, Blog TTL xin sẵn sàng xây dựng một trang Tra Điểm Thi để phục vụ cho các thí sinh và phụ huynh sau khi thi.


Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

PHONG THỦY LUẬN. BÀI 6.

PHONG THỦY LUẬN.

Phần 2 : KHẢO QUA HUYỀN KHÔNG.

( Tất cả các tài liệu dẫn trong bài này đều là tài liệu sưu tầm, dienbatn chỉ xin tóm lược lại ).





Cổ dịch Huyền không học là môn Địa lý bí truyền có từ rất lâu đời , nhưng cũng vì bí truyền nên những người được truyền thụ chân truyền rất ít, do vậy mà các kiến thức lọt ra bên ngoài khá muộn. Theo truyền lại bắt đầu do Quách Phác đời nhà Tấn , sau đó nối tiếp là Dương Quân Tùng đời Đường, Tưởng Đại Hồng cuối đời Minh , Ngô Cảnh Loan đời Tống và mãi đến đời Thẩm Trúc Nhưng cuối đời Thanh tác phẩm này mới lọt ra bên ngoài. Cổ dịch Huyền không học có 3 đặc điểm quan trọng : 
1/ Dùng lý luận Dịch học hậu thiên làm cơ sở.
2/Lấy phương pháp sắp xếp sao theo Lường Thiên xích làm công cụ.
3/ Lấy phân bố trường khí và môi trường tự nhiên làm căn cứ. 
Môn học này có tính lý luận cao, rất linh hoạt nên còn được gọi là " Hoạt dịch học " . Về mặt lý luận , nó lấy Khí và trường khí làm căn bản. Cái mà người đời gọi là cát hay hung đều do sự biến đổi âm dương và quan hệ sinh khắc của ngũ hành mà tạo nên. Cổ dịch Huyền không chính là nghiên cứu quy luật biến đổi của hai khí Âm - Dương cùng tính chất sinh khắc của ngũ hành trong môi trường tự nhiên , ngõ hầu tìm ra những quy luật vận động và hiểu rõ chúng để phục vụ co con người mưu cầu xu cát tỵ hung. Trong môn học này, người ta dùng La kinh làm công cụ , lấy sự sắp xếp cửu tinh , Lạc thư để xác định lý khí , lấy bố cục sông núi địa hình làm căn cứ , kết hợp cả hai mặt đó lại để xác định sự vượng suy.


A/ CĂN CỨ DỊCH LÝ CỦA HUYỀN KHÔNG HỌC.
Trong cổ dịch Huyền không, công cụ cơ bản để nghiên cứu là Dịch học. Dùng Dịch học nghiên cứu các phương vị khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong một môi trường nhất định - Đó chính là bản chất của cổ dịch Huyền không học. Nội dung chính của nó là Khí và sự vận hành của Khí . Hình thức biểu diễn của nó là sự thống nhất của phương vị không gian với sự dịch chuyển của thời gian -Đây cũng là tiền đề của lý thuyết tương đối của Anhxtanh trong môi trường 4 chiều Không - Thời gian. 

1/ Vạn vật trong vũ trụ đều hình thành từ Khí .
Kinh dịch viết " Tinh Khí là vật " , " Thiên địa yên ấm, vạn vật nảy sinh " . Hai câu đó nói rằng nguyên tố cơ bản của vũ trụ là Khí. Khí ở trạng thái hỗ độn thì trời đất chưa sinh. Khí trong, nhẹ nổi lên thành trời, khí nặng, đục chìm xuống thành đất. Trời bắt đầu phân thành dương trên , âm dưới . Khi dương Khí ở trên giao hòa với Khí Âm ở dưới thì sinh thành vạn vật. Linh Khí giao nhau sinh ra con người và vạn vật. Cho nên Khí ở khắp nơi , tồn tại mọi lúc, tạo thành vạn vật. Chúng ta cũng cần phải hiểu rằng : Khí này có bản chất bao quát hơn khí mà chúng ta thở hàng ngày. Khí mà chúng ta thở hàng ngày chỉ là một dạng thù hình của Khí mà chúng ta đang xét. Các cụ xưa có câu : " Nhất bản tán vạn thù - Vạn thù quy ư nhất bổn " - Đó chính là tính chất đặc trưng của KHÍ mà chúng ta đang xem xét.
Như vậy đến đây bắt buộc chúng ta cần phải có một định nghĩa cụ thể về KHÍ. Trong tất cả các sách từ trước đến nay, Khí không được định nghĩa cụ thể mà chỉ nêu ra những tính chất cụ thể của khí như : 

" Theo sách cổ để lại “Khí” gặp gió thì tán, nghĩa là “Khí” nhẹ, lẫn vào không khí nên bị gió cuốn đi. Nếu gió nhẹ vừa phải sẽ có tác dụng dẫn khí lưu thông, được coi là tốt. Còn gió mạnh làm tán khí, mất khí lại là không tốt.
Sách cũng ghi “Khí” gặp nước thì dừng. Thường thì khí trong tự nhiên vận động dựa theo sức mang của không khí, khi gặp vật cản sẽ đổi hướng theo dòng khí. Khí gặp nước thì dừng nghĩa là nước có khả năng giữ khí lại , khái niệm chuyên môn của phong thuỷ là “Tụ khí”. Hay nói một cách mang tính hình tượng hơn là nước có khả năng hút khí, hòa tan khí. Nước chảy chậm rãi, có chỗ dừng là rất tốt vì mang được khí tươi mới đến và lưu lại ở đó. Đó là nguyên nhân để các chuyên gia phong thuỷ nhìn dòng nước chảy để dự đoán khí vận trong lòng đất mà từ chuyên môn gọi là “Long mạch”. Tính chất của khí sẽ khác nhau tuỳ theo sự tụ thuỷ, sức chảy mạnh yếu trong lưu thông của dòng nước…..
Như vậy trong mô hình cơ học chất lưu đề nghị để nghiên cứu sự vận động, “Khí” được mô phỏng như là một chất lưu có các đặc tính sau:
* Có tính tụ hoặc tán.
* Có khối lượng quán tính nhỏ, dễ bị gió cuốn đi
* Có thể coi như độ nhớt động học thấp
* Có thể coi như có tính dính ướt mạnh với các vật thể có độ ẩm và nhiệt độ phù hợp, đặc biệt là vật thể sống, sinh vật.
“Khí” cần lưu động nhẹ nhàng, bình ổn mới có tác dụng tương tác tốt. Cũng giống như với các chất lưu khác, dòng chảy tầng bình ổn là dòng chảy lý tưởng. được coi là mang sinh khí đến. 
Dòng chảy hỗn tạp, chảy rối, dòng xoáy hay các dạng dòng chảy hẹp, vòi phun, dòng xung kích đều không tốt, gây nguy hiểm.
Chúng ta có thể hình dung tính chất thủy khí động học của “Khí phong thủy” gần giống của nước, trừ tác dụng của trọng lực, để dễ dàng cho việc khảo sát. Dòng nước chảy siết, nước xoáy mạnh cũng tạo ra xung khí, tạp khí. Nếu dòng nước bẩn thỉu, hôi hám thì khí cũng sẽ bị uế tạp, không còn mang được năng lượng sống cho con người nữa." ( Thạc sỹ Hà Mạnh Hùng ).
 Theo thiển ý của dienbatn tất cả những tính chất đã nêu ở trên chỉ là những dạng thù hình cụ thể của Khí mà chưa đi vào đúng bản chất của Khí. Với câu : " Nhất bản tán vạn thù - Vạn thù quy ư nhất bổn " - Đó chính là tính chất đặc trưng của KHÍ mà chúng ta đang xem xét , dienbatn cố gắng gượng gạo thử định nghĩa về Khí trong Phong thủy như sau, mong rằng các cao nhân bổ xung cho hoàn chỉnh.

ĐỊNH NGHĨA KHÍ VÀ TRƯỜNG KHÍ CỦA DIENBATN :

 Khí trong Phong thủy là một dạng năng lượng cơ bản để sinh ra mọi hình thức thù hình của vũ trụ và có quy luật vận động tuân theo quy luật vận động của Vũ trụ. Một tập hợp các dòng năng lượng sẽ tạo nên một Trường năng lượng có mật độ năng lượng thay đổi cả về độ lớn và chiều chuyển động. Trường năng lượng là dạng tồn tại của vật chất mà các tương tác cơ bản được thực hiện thông qua nó. Năng lượng tạo ra trường năng lượng này không phải do các hạt cơ bản như điện tử, proton... mà là những hạt có cấu trúc từ các quark với điện tích phân số. Chúng vẫn chưa được tìm ra. Tuy chưa tìm ra bản chất của chúng nhưng bằng nhiều cách, chúng ta vẫn có thể đo được chúng . Trong một không gian vật lý, có thể tồn tại nhiều trường năng lượng và các trường năng lượng này đều tuân theo Định luật bảo toàn năng lượng. Đối với thuyết Tương đối Einstein, chúng ta có thể vắn tắt như sau: Mỗi hệ quy chiếu quán tính đều tương đương nhau và vận tốc ánh sáng là tối đa. Trong khuôn khổ lý thuyết Einstein, đó là tiền đề. Nên trong một hệ tiền đề khác, thế giới khác rất có thể tồn tại vật chất nào đó có vận tốc nhanh hơn ánh sáng. Ví dụ: Chúng ta có một Hạt có khối lượng ảo thì tự nhiên nó chuyển động nhanh hơn ánh sáng. Trường năng lượng của chúng ta đang xem xét có chiều không gian >= 3. Tùy theo số chiều không gian càng lớn thì tính chất của trường năng lượng này càng tinh khiết ( nhẹ, trong ). Quy luật vận động của chiều không gian lớn bao gồm toàn bộ quy luật của chiều không gian nhỏ và quy luật vận động của chiều không gian nhỏ không bao gồm toàn bộ quy luật vận động của chiều không gian lớn hơn. Trong các chiều không gian > 3 thì không còn tồn tại khái niêm không gian, thời gian và vận tốc ánh sáng không phải là lớn nhất. Thời gian trong các chiều không gian lớn hơn 3 có thể co lại hay kéo dài, có thể chồng quá khứ và tương lai lên với nhau và có thể thắng được lực hấp dẫn bằng ý chí của mình. Như vậy tại đó không có khái niệm về Thời gian.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, tất cả mọi dạng vật chất mà chúng ta có thể nhận biết đều là những dạng thù hình của KHÍ - Trường năng lượng đặc biệt tuân theo quy luật Âm - Dương , Ngũ hành.


Octonion và lý thuyết hạt cơ bản của GS.TSNguyễn Hoàng Phương.
" Vũ trụ là một hệ thống sinh học cần phải có 2 phần không thể thiếu được : 1/ Phần cứng : Vật lý học với tính chất duy lý của nó . 2/ Phần mềm : Kinh dịch với tính Minh triết của nó . Ý đồ thống nhất Đông - Tây của nhà Phật là không phải loại trừ một trong hai phía khoa học trên mà là tìm cách gộp cả hai phía trong một sơ đồ chung " 

2/ Âm - Dương đối lập và thống nhất là trạng thái cơ bản của Khí :
Một vật là một Thái cực nên thái cực chia thành âm dương. Do vậy mọi vật đều do hai khí âm - dương cấu thành. Sự đối lập và thống nhất của Khí biểu hiện thành trạng thái vật chất . Âm - dương đối lập và thống nhất là quy luật vận động của vũ trụ , nhưng giữa âm khí và dương khí không phải lúc nào cũng cân bằng nhau. Chúng có thể biểu hiện nhiều hơn hoặc ít hơn, hoặc biểu hiện thành bao dung nhau.  


Âm - dương chuyển hóa gọi là biến. Cực dương sinh âm , cực âm sinh dương. Âm dương vận hành gọi là thông - Cùng tắc biến - Biến tắc thông. Âm - dương không biến , không thông thì trời đất không tồn tại .  Sự biến hóa của âm - dương trên gọi là Đạo, dưới gọi là Khí . Nói về vạn vật là nói về Đạo, nói về hình của vạn vật là nói về Khí. " Nhất âm - Nhất dương chi vi Đạo " là cái lý này. Trong Phong thủy, phần mộ gọi là âm trạch, nhà cửa gọi là dương trạch. Địa lý Phong thủy lấy âm - dương trạch làm đối tượng nghiên cứu. Tất nhiên là chúng ta thực hiện trong hệ tọa độ Đề các - Tức là trong không gian 3 chiều. Tuy nhiên nhiều trường hợp , chúng ta vẫn cần phải có kiến thức về những chiều không gian >3 mới giải quyết chính xác công việc nghiên cứu. Các phương vị trong không gian đều là âm - dương đối lập - thống nhất. Hậu thiên Bát quái chia thành 24 sơn và hướng . Sơn và hướng lại được chia thành âm và dương, giới hạn của chúng rất rõ không thể lẫn lộn . Sự vận hành của Khí cũng chia ra âm - Dương , âm vận hành nghịch, dương vận hành thuận.  Tọa Sơn và lập hướng đều phải căn cứ theo sự vượng, suy của hai khí âm - dương.

3/ Biến đổi là sự tồn tại của sinh mệnh vạn vật. 
Trong vũ trụ này, cái duy nhất không biến đổi - Chính là sự biến đổi. Sự biến đổi của Khí là vĩnh hằng, không ngừng nghỉ. Vòng chu kỳ : Trường sinh - Mộc dục - Quan đới - Lâm quan - Đế vượng - Suy - Bệnh - Tử - Mộ - Tuyệt - Thai - Dưỡng cứ luân chuyển không ngừng không nghỉ. Trong Địa lý thì thất sắc ( 7 màu ), cửu Khí ( 9 khí ) biến đổi tuần hoàn trong sự dịch chuyển của thời gian , biến đổi tuần hoàn theo mùa, biến đổi tuần hoàn trong sự thuận nghịch của Âm - Dương. làm Phong thủy chính là phương pháp tìm cách xu cát - Tỵ hung. Chúng ta nghiên cứu Phong thủy và áp dụng vào cuộc sống không phải là tìm vũ khí chống lại Trời, chống lại quy luật vận động của vũ trụ mà chính là dựa trên sự hiểu biết của mình để hòa đồng cùng quy luật vận động của vũ trụ, thuận theo quy luật vận động của vũ trụ ngõ hầu tìm cho mình một cuộc sống an vui , hài hòa.
4/ Hệ thống lý luận của Cổ dịch Huyền không bắt nguồn từ " Thuyết quái " của Kinh dịch.
Dịch biến theo một phương vị nhất định và có tượng vật tương ứng. Các phương vị do câu : " Đế xuất hồ Chấn - tề hồ Tốn - tương kiến hồ Ly- chí dịch hồ Khôn - thành ngôn hồ Cấn " . Đây cũng chính là căn bản của Hậu thiên Bát quái Văn vương.



Mối quan hệ giữa 8 phương vị là mối quan hệ của 8 loại yếu tố của môi trường sơn - thủy. Huyền không lấy bát quai của Văn vương làm cơ sở , lấy mối quan hệ phương vị bát quai Văn vương  và thuyết Ngũ hành để xây dựng nên toàn bộ hệ thống ly luận mà chúng ta sẽ nghiên cứu. Sự phát minh ra La kinh chính là biểu hiện tập trung của hệ thống lý luận này. Hình thức nguyên thủy của La kinh là hậu thiên bát quái của Văn vương và đây cũng là loại La kinh thông dụng nhất.
Trong Địa lý, người ta dùng tượng ( hình tượng - Ý nghĩa ) của quẻ để phán đoán cát hung cho âm - dương trạch. Cho dù dùng tượng quẻ hay ngũ hành để chọn ra các tượng vật dùng để phán đoán đều phải gắn chặt với nội dung mà " Thuyết quái " bao hàm , lấy nội dung đó làm căn bản để mở rộng suy luận.

Lưu ý của dienbatn : Qua các phần trên chúng ta phải hiểu rõ định nghĩa của Khí trong phong thủy với những tính chất tổng quát. Chúng ta không thể nhầm lẫn giữa Khí và gió mặc dù gió cũng là Khí ...nhưng lại không hoàn toàn là Khí !!!! Có như vậy chúng ta mới không dẫn đến những kết luận sai lầm đến tức cười ví như cầu thang không có lan can sẽ rơi mất Khí...hoặc như sau khi dẫn khí vào nhà mà có một con mẹ mập nào đó cỡ ...dienbatn ngồi chắn trước cửa sẽ che mất đường khí lưu thông. Khí vận hành không thô thiển như vậy đâu các bạn ạ - Xin lưu ý điều này.

Xin xem tiếp bài 7 - dienbatn.

TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT 
PHONG THỦY LUẬN
Tác giả: Điện Bà Tây Ninh

1  |  2  |  3  |  4  |  5  |   6  |   7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13 |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |   21  |   22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  | 28 |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |   36  |   37  |  38

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Những hình ảnh cảm động lòng người

Ước mơ nhỏ nhoi
Đừng bao giờ để bố mẹ già cô đơn, không nơi nương tựa... Vì tội lớn nhất của cuộc đời chính là tội bất hiếu !








Mừng quá










































































Nguồn từ: http://bloggersviet.blogspot.com