Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012
Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012
Lý Quốc Sư - ông tổ nghề đúc đồng Việt Nam
Đền thánh Nguyễn Minh Không tại quê nhà Gia Viễn, Ninh Bình. (Ảnh: Internet).
Không những thế, Nguyễn Minh Không còn là ông tổ của nghề đúc đồng Việt Nam, người tạo nên “Tứ đại khí” nổi tiếng dưới thời Lý.
Theo ông Nguyễn Ngọc Luyên, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Bình, người dân huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình tự hào với câu ca: "Đại Hữu sinh Vương/Điềm Giang sinh Thánh", có nghĩa là làng Đại Hữu, xã Gia Phương là nơi sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng còn làng Điềm Giang, xã Gia Thắng, cách đó một cánh đồng là nơi sinh ra ông Nguyễn Minh Không.
Nguyễn Minh Không là người đã sáng lập ra hơn 500 ngôi chùa trên cả nước, được vua Lý Thần Tông ban quốc tính từ họ Nguyễn sang họ Lý, phong làm Quốc Sư.
Nguyễn Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành, sinh năm 1065 tại xã Đàm Xá, phủ Trường Yên nay thuộc xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Lớn lên, ông xuất gia thụ giáo đạo phật với Từ Đạo Hạnh, vị chân sư có uy tín đương thời và trở thành nhà tu hành với pháp danh Minh Không.
Sau khi tu hành đắc đạo, ông Nguyễn Minh Không trở về quê nhà dựng nên nhiều chùa triền để thờ tự.
Ngay tại quê hương Đàm Xá, huyện Gia Viễn, ông dựng nên một ngôi chùa nhỏ thờ phật tên là Viên Quang, nay thuộc đất của hai xã Gia Thắng và Gia Tiến.
Sau khi ông mất, nhân dân Đàm Xá biến chùa Viên Quang thành nơi thờ tự ông hay còn lại là đền thờ Đức Thánh Nguyễn.
Bên đền có một cây đèn đá cao hơn 1m mà dân gian lưu truyền rằng khi Nguyễn Minh Không ngồi thiền tịnh, cây đèn tự nhiên mọc lên, chim thú về chầu xung quanh và ánh sáng của nó tỏa đến tầng mây trên không.
Thiền sư Minh Không còn lập ra chùa Quỳnh Lâm ở xã Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Tại đây, ông đã đúc pho tượng Di Lặc bằng đồng cao tới 6 trượng và được coi là một trong “Thiên Nam tứ khí", bốn báu vật của Việt Nam thời bấy giờ.
Cũng vào thời Lý, thiền sư Minh Không còn sáng lập ra chùa Cổ Lễ thuộc huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định.
Chùa Cổ Lễ không chỉ là thắng cảnh đẹp mà còn chứa nhiều di vật quý hiếm.
Hiện tại, không chỉ thờ Phật, chùa Cổ Lễ còn thờ thiền sư Nguyễn Minh Không.
Ngoài ra, ông còn lập ra nhiều đền chùa khác trên khắp cả nước do vậy, số đền chùa thờ tự, ghi nhớ công lao Nguyễn Minh Không cũng nhiều vô vàn.
Ngay tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình cũng có ít nhất bốn nơi thờ tự ông, cùng với các đến chùa khác như chùa Keo ở huyện Vũ Thư, chùa Am ở huyện Kiến Xương, đền, chùa La Vân huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình; đền thờ Lý Quốc Sư, chùa Quán Sứ, đền Thần Quang ở Hà Nộị, chùa Trông ở Hải Dương, chùa Phả Lại ở Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh…
Theo ông Nguyễn Văn Trò, nguyên Phó ban quản lý Di tích Danh thắng tỉnh Ninh Bình “chùa Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn chính là nơi phát tích của Đức Thánh Nguyễn”. Đó là một ngôi chùa cổ, kiến trúc theo kiểu chữ Nhị, có thế dựa vào núi và bên trong có đền thờ cùng tượng thờ Đức Thánh Nguyễn rất linh thiêng.
Địch Lộng có nghĩa là tiếng sáo trời và phía trên chùa có một hang đá được vua Minh Mệnh đặt tên là Nam Thiên đệ tam động (động đẹp thứ ba trời Nam).
Ngoài vai trò là nhà sư, Nguyễn Minh Không còn là một thày thuốc.
Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính có vườn Dược Sơn chính là vườn thuốc của Nguyễn Minh Không thủa xưa.
Cũng chính tại nơi này ông đã phát hiện ra các hang động và biến chúng thành chùa khi đến đây tìm thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông.
Đặc biệt, Nguyễn Minh Không còn nổi tiếng với biệt tài chữa bệnh nan y cho vua Lý Thần Tông khiến vị vua này cảm phục ban quốc tính từ họ Nguyễn sang họ Lý, phong làm Quốc Sư, một cao tăng có chức vị đứng đầu của triều đại nhà Lý, từ đó ngài được gọi là Lý Quốc Sư.
Không chỉ vậy, hiện nay, nhiều làng nghề đúc đồng trong cả nước như làng nghề Yên Xá, Tống Xá huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; làng Chè, làng Rỵ ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa; làng nghề Ngũ Xã, Hà Nội… thờ ông với tư cách ông ổ nghề đúc đồng./.
Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012
Ngôi nhà phảng phất hồn quê của Á hậu Thu Hương
Nói về ngôi nhà của mình, Á hậu Thu Hương chia sẻ: "Công lớn nhất thuộc về chồng tôi. Bắt đầu từ một đầm lầy, để biến thành dinh thự hôm nay phải mất biết bao công sức. Anh ấy say mê xây dựng, và đầy hưng phấn, lãng mạn. Anh muốn có một không gian đậm chất Việt nhưng mang tính ứng dụng cao, hợp với cuộc sống hiện đại. Hơn bốn năm trời, với mức đầu tư 20 tỉ đồng, gỗ và kiến trúc, chạm trổ phong cách nhà rường Huế được coi là chủ đạo, được thiết kế hiện đại hơn, khoáng đạt hơn, bỏ hết các vách ngăn để không gian xanh ngoài vườn có thể tràn vào nhà".
Những dãy trường lang bằng gỗ có mái che nối liền các khu vực khác nhau của ngôi nhà khiến cho chủ nhân không ngại nắng mưa khi đi dạo quanh vườn. Diện tích xây dựng rất ít, để nhìn ngắm toàn bộ dinh thự, vợ chồng chị đã xây một đài nghinh phong. Nơi đây có thể tổ chức những bữa tiệc ngoài trời thi vị đón gió sông thổi vào mát rượi. Họ giữ nguyên những cây dừa nước xen ngang vào bếp. Phòng tắm và bồn tắm cũng làm bằng gỗ để tương thích với ngôi nhà.
Những dãy trường lang bằng gỗ nối liền những khu nhà với vườn cây.
Từ đài nghinh phong, có thể ngắm nhìn toàn bộ dinh thự.
(Theo SGTT)
Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012
BỘ ĐỀ CƯƠNG GIA PHẢ HỌ TRẦN ĐĂNG
Nhằm hoàn thiện Bộ Gia phả của dòng họ Trần Đăng ta. Chúng tôi xây dựng bộ đề cương này gồm các chương mục như sau:
Read more »
PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG
- Lời tựa
- Lời tựa bản Gia phả năm 2005
- Các điều giáo huấn của Dòng họ
- Cây huyết thống
PHẦN II: TIỂU SỬ TỪ THỦY TỔ ĐẾN ĐỜI THỨ 12
PHẦN III: PHỤ LỤC
- Nhà thờ Họ
- Mộ địa chí Họ đại tông
- Hình ảnh
- Mẫu bổ sung thông tin vào gia phả
Read more »
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)